Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Trả lời câu hỏi của luật sư, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết. Nhóm các bị cáo bị xét xử về tội Nhận hối lộ đều khẳng định không đòi hỏi lợi ích vật chất từ bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil.
Nhận hối lộ tại phòng làm việc Bộ Công Thương
Trong số các bị cáo bị xét xử về tội Nhận hối lộ có bị cáo Hoàng Anh Tuấn (cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương).
Bị cáo Tuấn bị cáo buộc nhận hối lộ qua giới thiệu. Bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Xuyên Việt Oil) liên lạc với ông Tuấn trao đổi xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu và đề nghị được giúp đỡ.
Khoảng tháng 6/2021, bà Hạnh cử nhân viên đến gặp và đưa 5.000 USD cho ông Tuấn và được người này đồng ý giúp đỡ.
Khi Xuyên Việt Oil nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại bộ phận một cửa của Bộ Công Thương không được chấp nhận vì hồ sơ chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Bị cáo Tuấn (áo xám, bìa trái) xin giảm nhẹ hình phạt (Ảnh: T.V.).
Bà Hạnh tiếp tục liên lạc với ông Tuấn để nhờ giúp đỡ. Sau khi thực hiện theo hướng dẫn, bà Hạnh cử nhân viên đến gặp ông Tuấn.
Cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương đã dẫn vị nhân viên lên phòng làm việc của ông Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương).
Tại đây, ông Tuấn và ông Đông đã nhận túi quà có 250.000 USD (tương đương 5,6 tỷ đồng). Sau đó, 2 người phân chia số tiền trên thành 2 phần, trong đó ông Đông giữ lại 20.000 USD và đưa 130.000 USD cho Tuấn.
Ngày 12/11/2021, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương do ông Hoàng Anh Tuấn làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil và được bà Hạnh hối lộ 10.000 USD.
Mặc dù không thực hiện việc kiểm tra thực tế đầy đủ các đại lý bán lẻ, cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu mà Xuyên Việt Oil kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp phép, nhưng Hoàng Anh Tuấn vẫn ký biên bản xác nhận Công ty Xuyên Việt Oil cơ bản đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Ngày 19/11/2021, trên cơ sở đề xuất của ông Tuấn, ông Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) đã ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil, có giá trị đến hết ngày 19/11/2026.
Tại tòa, ông Tuấn khai không đòi hỏi lợi ích gì từ bà Mai Thị Hồng Hạnh.
Trả lời câu hỏi vì sao không kiểm tra 100% các đại lý của Xuyên Việt Oil có trong hồ sơ, ông Tuấn cho biết ông được lãnh đạo Bộ Công Thương giao rất nhiều nội dung, trong đó có xăng dầu.
Thời điểm ông đi kiểm tra khoảng tháng 8, tháng 9/2021 - đây là thời điểm TPHCM xảy ra dịch Covid-19. Ông được lãnh đạo Bộ Công Thương cử vào để cùng Sở Công Thương của 19 tỉnh thành miền Nam đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, trong đó có mặt hàng xăng dầu.
Sau TPHCM, nhiều nơi ở phía bắc cũng giãn cách xã hội, ông Tuấn không thể đi hết các địa điểm, trong khi đại lý của Xuyên Việt Oil ở rất nhiều tỉnh thành.
"Tôi làm hết trách nhiệm của mình chứ không lơ là. Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp lớn, không phải cấp mới giấy phép mà là cấp lại. Xuyên Việt Oil đáp ứng 30-40% nguồn cung đáp ứng xăng dầu cho TPHCM.
Trong khi đó, nhiệm vụ của Bộ Công Thương là tạo ra nguồn cung xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng nên đây là việc tối quan trọng do đó việc cấp giấy phép cần phải làm nhanh", bị cáo Tuấn khai nhận.
Khi được hỏi tại sao nhận 250.000 USD không báo cáo cho tổ chức mà chia cho Trần Duy Đông, bị cáo Tuấn khai đã biết hành vi của mình là sai trái và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Phó Giám đốc Xuyên Việt Oil than hiểu biết pháp luật hạn chế
Trong vụ án này, bà Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận có nhiều sai phạm, gây thất thoát tài sản Nhà nước 1.244 tỷ đồng và đưa hối lộ 22 lần cho nhiều cán bộ, công chức với tổng số tiền 31,6 tỷ đồng.
Một trong số đồng phạm giúp sức cho bà Hạnh thực hiện hành vi phạm tội là Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Xuyên Việt Oil).
Bà Phương bị cáo buộc có hành vi sai phạm, giúp sức cho Hạnh về trích lập, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu, liên đới gây thiệt hại 219 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Tại tòa, bà Hạnh khai bị cáo Phương là em họ nên đưa vào Xuyên Việt Oil làm việc.
Còn bị cáo Phương khai mình làm theo chỉ đạo của bà Hạnh và thời điểm thực hiện hành vi giúp sức không biết là vi phạm pháp luật. Được những người tiến hành tố tụng giải thích, cho xem các tài liệu, bà đã nhận ra được lỗi lầm của mình.
Bên cạnh đó, bị cáo Phương cho rằng mình thiếu kinh nghiệm quản lý, hiểu biết pháp luật bị hạn chế nên đã có hành vi giúp sức cho bà Hạnh gây thiệt hại, thất thoát tài sản Nhà nước.
Bị cáo nói hiện gia đình mình có hoàn cảnh khó khăn, cha bệnh nặng, nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Qua 2 ngày làm việc, HĐXX đã xong phần xét hỏi và bắt đầu tranh luận vào ngày 25/11.
" alt=""/>Hai cựu lãnh đạo ở Bộ Công Thương chia nhau 250.000 USDCác quan chức ở thành phố Thẩm Dương hiện đang "nài nỉ" các chủ cửa hiệu mởcửa trở lại sau khi khoảng 95% số shop vẫn ngừng hoạt động.
Tin đồn trên mạng làm dấy lên lo sợ rằng hội đồng địa phương đang cần doanhthu lớn hơn và yêu cầu các nhân viên thuế mạnh tay với các chủ cửa hiệu.
Tuynhiên, giới chức địa phương đã phủ nhận thông tin trên và kêu gọi các chủ cửahàng mở cửa kinh doanh trở lại sau khi họ bị chìm trong khiếu nại của dân chúngrằng không thể tìm ra các cửa hàng đang hoạt động.
Một bản tin do cơ quan truyền thông Thẩm Dương cho hay, "gần đây một số doanhnghiệp nhỏ đã đóng cửa hàng sau khi nghe những tin đồn vô căn cứ. Điều này gâyra nhiều vấn đề và chúng tôi chỉ có thể nhắc lại rằng các tin đó là không đúngvà không có cuộc kiểm tra nào dự định được tiến hành. Các cơ quan có liên quankhông có kế hoạch tiến hành chiến dịch đặc biệt nào cũng như không áp đặt cácmức phạt nặng".
Các cửa hàng ở Thẩm Dương bắt đầu đóng cửa từ hôm 13/7 sau khi có tin đồn vềnhững mức phạt nặng.
Các chủ cửa hàng nói với truyền thông địa phương rằng họ thà ngừng buôn báncòn hơn mất tiền.
Cư dân ở Thẩm Dương đã đăng hàng nghìn bài viết giận dữ cũng như các bức ảnhvề những cửa hiệu ngừng hoạt động trên trang blog Sina Weibo. "Ra ngoài ăn trưa,mọi siêu thị và cửa hàng ăn đều đóng cửa. Chúng ta sẽ sống như thế nào?", một cưdân mạng phàn nàn.
"Thẩm Dương hiện giờ là một thành phố chết. Một thành phố không có sự sống,không có hạnh phúc", một cư dân khác nói sau khi không tìm được nơi nào bán gạotrong suốt 5 ngày.
Thời gian qua, Hari Won thường xuyên bay đi bay về giữa Việt Nam và Hàn Quốc để làm việc và chữa trị căn bệnh liệt cơ mặt, ít khi thấy Hari Won sánh đôi cùng ông xã trên sóng truyền hình hoặc các sự kiện. Hình ảnh bà xã Trấn Thành xuất hiện với nhiều chiếc kim dài ghim trên mặt khiến khán giả quan tâm đến tình hình sức khoẻ của cô.
Vì lịch công việc dày đặc, Trấn Thành không thể sang Hàn Quốc chữa trị cùng vợ. Tuy nhiên, anh chia sẻ rất thương vợ, cảm thấy có lỗi khi không thể ở bên vợ trong giai đoạn điều trị bệnh. Anh cũng tự hào vì Hari Won luôn mạnh mẽ, dũng cảm vượt qua khó khăn và vẫn dành nhiều thời gian để làm việc.
Trước đó, Hari Won chia sẻ cô bị liệt cơ mặt, không thể cười tươi. Khi siêu âm, bác sĩ kết luận cô bị viêm cơ và sẽ khỏi sau một tuần. Song Hari Won vẫn bị căng ở cơ mặt, không thể cười tươi. Cô tiếp tục liên hệ với một bác sĩ ở Hàn Quốc. Bác sĩ cho biết cô bị liệt bell trái (liệt cơ mặt) do dây thần kinh điều khiển cho cơ mặt tổn thương.
Bell's Palsy là bệnh bị yếu hay liệt cơ một bên mặt do bị dây thần kinh chèn ép lên vùng mặt khiến chúng viêm sưng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liệt cơ mặt xuất hiện đột ngột như khởi phát nhanh với tình trạng yếu nhẹ đến liệt toàn bộ một bên mặt, xảy ra trong vài giờ đến vài ngày; mặt xệ xuống, khó thực hiện các biểu cảm trên khuôn mặt như nhắm mắt hoặc mỉm cười...
Đây là căn bệnh khá phổ biến với nhiều người. Năm 2017, nữ minh tinh Angelina Jolie tiết lộ cô mắc chứng liệt cơ mặt khiến một nửa gương mặt của cô bị tê cứng. Bệnh liệt cơ mặt ảnh hưởng đến khoảng 40.000 người ở Mỹ mỗi năm, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 60. Nam giới và phụ nữ bị ảnh hưởng như nhau.
Diệu Thu
" alt=""/>Hari Won đăng ảnh chữa liệt cơ mặt ở Hàn Quốc